Khi gia tộc Ái Tân Giác La nắm quyền thống trị đã yêu cầu tất cả đàn ông trên thiên hạ phải để kiểu tóc gọt nửa đầu, sau gáy tết đuôi sam. Thậm chí họ còn đưa ra điều luật hà khắc: “Để tóc thì mất đầu, để đầu thì cạo tóc” để ép người Hán phải tuân theo. Vậy đâu là lý do khiến kiểu tóc kỳ lạ này được Thanh triều tôn sùng đến thế?
Đầu tiên là xuất phát từ một tín ngưỡng. Từ thời xa xưa xưa, tổ tiên của tộc Mãn Châu là người Nữ Chân. Theo họ, mái tóc là nơi gần với bầu trời nhất trên cơ thể. Vì vậy nó mang ý nghĩa vô cùng tâm linh và thần thánh. Người Mãn cho rằng tóc trên đỉnh đầu là nơi khởi nguồn của tri thức và là nơi linh hồn trú ngụ. Hơn nữa tóc còn do cho mẹ ban cho nên không được quyền cắt bỏ. Nếu một người Mãn bỏ mạng, họ sẽ mang bím tóc về cho người thân.
Ngoài ra, việc tết tóc còn phù hợp với lối sống với du mục. Vào các triều đại trước, nếu đàn ông để tóc dài thì thường để xõa hoặc búi lên. Nhưng triều đại nhà Thanh do người Mãn đứng đầu thì ngược lại. Tổ tiên của họ là người Nữ Chân thường xuyên phải cưỡi ngựa và đi săn trong rừng, nếu để tóc xõa hay dài qua trán sẽ ảnh hướng đến việc săn bắn. Vì vậy bộ tộc này đã buộc phải cạo đi phần tóc phía trước và tết gọn phần tóc phía sau để tránh bị tóc che khuất tầm nhìn. Dù đã thống nhất thiên hạ nhưng tết tóc vẫn được truyền cho các thế hệ sau.
Cuối cùng là để tạo ra uy thế cho Mãn Tộc. Trong tiềm thức của người Hán, tóc tai phải để phát triển tự nhiên, không được tùy tiện cắt xén hay cạo bỏ. Sau khi người Mãn lên thống trị, để xóa bỏ ý thức dân tộc của người Hán và các dân tộc khác, nhà cầm quyền đã ra lệnh tất cả đàn ông phải để tóc như người Mãn.
Chính vì những lý do trên, kiểu tóc kém thẩm mỹ này đã trở thành một đặc trưng trong triều đại nhà Thanh.
Nguồn: Ký Giả Trung Hoa