Vào thời phong kiến không thiếu những cuộc hôn nhân chính trị. Hôn nhân chính là sự đầu tư mang lại nguồn lợi lớn cho 2 thế lực. Vào thời nhà Thanh, để tránh xung đột sắc tộc, các công chúa thường bị gả sang ngoại quốc. Thế nhưng những cô gauis này một khi đã gả đến Mông Cổ thường không có con cháu, lý do tại sao?
Vào thế kỷ thứ 13, Thành Cát Tư Hãn lập nên Mông Cổ và chinh phạt khắp nơi. Mối quan hệ giữa các quốc gia châu Á với người Mông Cổ cũng bắt đầu tại đây. Một số hoàng hậu nhà Thanh đều là công chúa Mông Cổ, chẳng hạn như Hiếu Đoan Văn Hoàng Hậu, Hiếu Trang Hoàng thái hậu… Số lượng công chúa được gả sang Mông Cổ còn nhiều hơn. Theo thống cô, có đến 432 cách cách kết hôn với người Mông Cổ. Họ gánh vác trách nhiệm củng cố sự cai trị của nhà Thanh, hy sinh thân mình để đổi lấy sự ổn định của biên cường.
Chính vì vậy trong mắt của người Mông Cổ, nhà Thanh gả công chúa sang là một hình thức thể hiện sự tôn trọng và quy phục, nên họ coi những người này như là một loại lễ vật.
Hơn nữa, những cô công chúa thường sống trong nhung lục không quen với cuộc sống du mục. Thói quen sinh hoạt mới sẽ ảnh hưởng tới thể trạng và khả năng có con. Đã có nhiều cách cách qua đời sớm vì không thể thích nghi với điều kiện sống ở đây.
Bên cạnh đó, người Mông Cổ luôn cho rằng dòng máu của mình là thuần khiết, nên không muốn thế hệ sau mất đi sự thuần khiết ấy. Họ không cho phép những cô “con dâu” này được phép sinh ra những đứa con mang dòng máu Mông Cổ, bởi điều đó sẽ đem lại quyền lực cho nhà Thanh trong nội bộ Mông Cổ.
Nguyên nhân cuối cùng là tập tục “cha mất con lấy vợ của cha” khiến nhiều người phụ nữ không thể chấp nhận được. Nếu họ có con với chồng trước thì sẽ bị người mới bỏ rơi.
Nguồn: Ký Giả Trung Hoa