[CẢNH BÁO BÀI DÀI❗️] DISPATCH LẬT TẨY 118 SỰ THẬT VỀ “ÔNG TRÙM” LEE SOO MAN VÀ SỰ ‘TIẾP TAY’ CỦA CHÁU TRAI ĐẰNG VỢ TRONG BAN GIÁM ĐỐC SM
1. SM, như mọi người đã biết, chính là viết tắt Lee Soo Man.
2. SM đã lên kế hoạch niêm yết trên thị trường chứng khoán KOSDAQ vào năm 1999.
3. Vào thời điểm đó, để có thể niêm yết trên thị trường chứng khoán 1 công ty thì cần có 1 tỷ won. Tuy nhiên, vốn liếng của SM chỉ có 50 triệu won. SM đã huy động thêm số tiền 1,15 tỷ won từ các nhà đầu tư.
4. Để tăng vốn đầu tư SM đã phát hành cổ phiếu mới, tăng vốn hóa lên 1,15 tỷ won.
5. Lee Soo Man đã bòn rút về túi riêng 900 triệu won từ SM Entertaiment và 250 triệu won từ SM Enterprise.
6. Lee Soo Man đã dùng khoản tiền này để mua cổ phiếu và tăng vốn hóa lên 1.15 tỷ won.
7. Nói cách khác, đây chỉ là loại thanh toán trá hình.
8. Lee Soo Man đã bòn tiền của SM Entertainment rồi sau đó trả lại.
9. SM Entertainment thành công ngoạn mục là nhờ vào việc Lee Soo Man biển thủ công quỹ.
10. Tầm tháng 3/2000, Lee Soo Man sở hữu 66,99% cổ phần với 1.607.800 cổ phiếu. Bố ruột nắm 4%, mẹ ruột nắm 3,3%.
11. Tháng 4/2000, SM Entertainment được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán KOSDAQ với giá chào bán công khai là 12 nghìn won/cổ phiếu. Đến ngày 9/6/2000, SM Entertainment có vốn hóa thị trường là 180 tỷ won. Giá trị của công ty đã tăng gấp hơn 4 lần.
12. Số tiền 1,15 tỷ won rút ruột từ công ty đã tăng lên 90 tỷ won. Đến tháng 6/2020 Lee Soo Man nắm giữ 53,59% cổ phần của SM Entertainment.
13. Tháng 1/2023, Lee Soo man bị Interpol đưa vào dánh sách truy nã và buộc phải trở về Hàn Quốc. Lee Soo Man bị kết án 3 năm tù treo và 2 năm tù giam nếu vi phạm lệnh quản chế.
14. Phán quyết của tòa án “Lee Soo Man đã biển thủ 1,15 tỷ won và giả vờ trả tiền mua cổ phần mà không có bằng chứng về việc thực sự đã sử dụng vốn. Đây là hành vi phạm tội nghiêm trọng.” Dispatch đã nắm được các tài liệu liên quan đến phán quyết của tòa án vào thời điểm đó.
15. Lee Soo Man sử dụng người trong công ty như một tấm khiên bảo vệ: “Ông ta không bòn rút tiền một mình. Ông Lee và ban giám đốc điều hành sẽ quyết định trong cuộc họp nội bộ. Hơn nữa, ông ta luôn trả tiền về đầy đủ và đúng lúc.”
16. Cựu giám đốc điều hành SM: “Mọi thứ được thực hiện dưới sự chỉ đạo của Lee Soo Man, mọi khoản thanh toán đều là trá hình. Không hề có cuộc họp Hội đồng quản trị nào diễn ra, tất cả báo cáo cuộc họp đều được tạo ra tại văn phòng luật sư. Khi cuộc điều tra bắt đầu, Lee Soo Man vội vàng trả lại số tiền còn lại.”
17. Tại thời điểm đó, số tiền biển thủ 1,15 tỷ won đã tăng lên gấp 400 lần chứ không phải 40 lần.
18. Đây là cách Lee Soo Man và gia đình làm giàu từ cổ phiếu của SM Entertainment.
19. Từ 28/11 đến 18/1 /2001. Lee Soo Man đã nuốt được gần 100 tỷ won từ việc bán 100 nghìn cổ phiếu của SM Entertaiment (9,9 nghìn won/cổ phiếu).
20. Từ 16 đến 18/5/2001, mẹ ruột của Lee Soo Man đã bán 80 nghìn cổ phiếu với giá trung bình là 11,900 won.
21. Nhờ con trai, mẹ Lee Soo Man kiếm được gần 1 tỷ won.
22. Năm 2005, gia đình nhà Lee trở nên vô cùng giàu có.
23. Đầu tiên, bố Lee Soo Man giả vờ rời SM Entertaiment rồi bán số cổ phần còn lại.
24. Với 157.618 cổ phiếu được bán ra và ăn chênh lệch, ông đã thu lời lên đến 5,45 tỷ won.
25. Lee Soo Man cũng bán 312.382 cổ phiếu ra thị trường và thu về 10,5 tỷ won.
26. Chỉ trong tháng 6/2005, bố con nhà Lee đã đút túi 15,9 tỷ won.
27. Tuy nhiên, Lee Soo Man vẫn nắm giữ 43,87% cổ phần của SM Entertainment với hơn 2,07 triệu cổ phiếu trong công ty.
28. Lee Soo Man tiếp tục tìm cách tăng cổ phiếu của mình.
29. Ngày 9/4/2002, SM Entertainment sáp nhập với ForME, trở thành SM Enterprise. ForME thuộc sở hữu của Lee Soo Man và là một công ty quản lý. (Mục 86 sẽ giải thích mánh khóe Lee Soo Man sử dụng với công ty này).
30. Lee Soo Man đã thu về 870 nghìn cổ phiếu mới sau khi “nhường” ForME cho SM Entertainment. Điều này đã nâng tổng số cổ phiếu của ông ta lên 2,38 triệu và tổng số cổ phần lên 54,8%.
31. Ngày 20/6/2005, Lee Soo Man bán 312.382 cổ phiếu và tiến hành “Tăng vốn tự do 100%. Tức là các cổ đông sẽ nhận được cổ phiếu mới của cùng một công ty dựa trên tỉ lệ do công ty đó đặt ra. Nhờ việc này, tổng số cổ phiếu trong tay Lee Soo man tăng lên 4.386.866.
32. Ngày 24/11/2005, Lee Soo Man bán tiếp 800 nghìn cổ phiếu sau giờ làm việc. Giá mỗi cổ phiếu là 13.300 won, tổng cộng thu về 10,6 tỷ won.
33. 2 tháng sau, SM Entertainment tiến hành tăng vốn góp. Tăng vốn góp tức là một công ty huy động tiền bằng cách phát hành cổ phiếu cho các nhà đầu tư. Lee Soo Man được chia 673.741 cổ phiếu trị giá tổng cộng 6,10 tỷ won.
34. Với thủ đoạn này, Lee Soo Man đúng là ‘thiên tài’.
35. Lee Soo Man đã bán cổ phiếu của mình với giá 13.300 won. Nhưng cổ phiếu lại được giới thiệu lại với mức giá 9,020 won.
36. Ngày 15/12/2010, Lee Soo Man bán thêm 500 nghìn cổ phiếu với giá 15.700 cho một quỹ có trụ sở tại Hồng Koong và kiếm được 7,80 tỷ won.
37. SM Entertainment là NGUỒN TIỀN KHÔNG BAO GIỜ CẠN của Lee Soo Man.
38. Lee Soo Man đã bán cổ phiếu với giá cao và sau đó sẽ phát hành cổ phiếu mới, đồng thời sẽ mua lại cổ phiếu của mình với giá rẻ hơn.
39. Ngày 12/1/2012, Lee Soo Man tiếp tục bán 400 nghìn cổ phiếu với giá 44.200 won và nhận về số tiền 17,7 tỷ won.
40. Ngày 28/3/2012, Lee Soo Man mua 351.597 cổ phiếu với giá 40.200 won. Sau đó, ông ta tiến hành tăng vốn tự do và nhận thêm 399.306 cổ phiếu miễn phí.
41. Đến cuối cùng…
42. Lee Soo Man đã chuyển nhượng 14,5% cổ phần của mình cho HYBE với giá 423 tỷ won tương đương 3.523.420 cổ phiếu. Lee Soo Man vẫn còn 868.947 cổ phiếu.
43. Khi Lee Soo Man bị dồn vào đường cùng, ông ta đã bán cổ phần của mình trong SM Entertainment cho HYBE.
44. Lee Soo Man biển thủ tiền và niêm yết SM Entertainment trên sàn chứng khoán. Ông ta đã bán hàng trăm nghìn cổ phiếu và thu về hơn 450 tỷ won, không bao gồm giá trị cổ phiếu mà ông ta hiện vẫn đang nắm giữ nhưng cuối cùng sẽ bán tháo bán chạy.
45. Lee Soo Man là thiên tài kiếm tiền. Tiếp theo sẽ đến lượt Like Planning.
46. Năm 1995, Lee Soo Man thành lập SM Entertainment. Năm 1997, Lee Soo Man tiếp tục thành lập Like Planning và SM Enterprise.
47. Tháng 4/2000, Lee Soo Man phát hành cổ phiếu của SM Entertainment. Like Planning và SM Enterprise đều là các công ty liên kết với SM Entertainment.
48. Dispatch để mắt tới công ty mà SM Entertainment gửi lên sàn giao dịch chứng khoán.
49. Phần giới thiệu về SM Enterprise: “SM Enterprise là công ty quản lý các nghệ sĩ của SM. SM Entertainment trả 20% doanh số bán album của các nghệ sĩ cho SM Enterprise dưới dạng hoa hồng.”
50. Giới thiệu Like Planning: “Like Planning phụ trách tư vấn và sản xuất âm nhạc cho các nghệ sĩ của SM. SM Entertainment trả 15% doanh số bán album cho Like Planning dưới dạng tiền hoa hồng.”
51. Bi kịch của SM Entertainment bắt đầu từ đây. Đầu tiên là Like Planning.
52. Ngay cả sau khi niêm yết cổ phiếu của SM Entertainment vào năm 2000, Like Planning vẫn cung cấp dịch vụ sản xuất cho SM Entertainment.
53. Lee Soo Man là giám đốc đã đăng ký tại SM Entertainment. Đồng thời, ông ta cũng là nhà điều hành sản xuất. Vì vậy, ông ta nhận được tiền lương từ SM Entertainment.
54. Tuy nhiên, Lee Soo Man có nhận được một khoản thanh toán riêng cho việc sản xuất hay không? 15% doanh số bán album? Hãy nhớ rằng, đó là 15% doanh số bán album, không phải lợi nhuận.
55. Vậy Like Planning kiếm được bao nhiêu?
56. Năm 2000, SM Entertainment đã trả 2,10 tỷ won cho các dịch vụ của Like Planning. Cùng năm đó, lợi nhuận hoạt động của SM Entertainment là 1,85 tỷ won. Like Planning thắng.
57. Trong 22 năm tiếp theo, SM vẫn trả tiền cho Like Planning. Năm 2015, phí dịch vụ được đổi tên thành phí cấp giấy phép.
58. Lee Soo Man đã kiếm được tổng cộng bao nhiêu từ việc này?
59. Nói tóm lại, khoảng 174 tỷ won.
60. Phân tích chi tiết hơn như sau:
2000 – 2,09 tỷ won
2001 – 1,62 tỷ won
2002 – 2,38 tỷ won
2003 – 870 triệu won
2004 – 1,87 tỷ won
2005 – 1,36 tỷ won
2006 – 1,45 tỷ won
2007 – 1,28 tỷ won
2008 – 2,02 tỷ won
2009 – 3,53 tỷ won
2010 – 6,20 tỷ won
2011 – 4,77 tỷ won
2012 – 6,36 tỷ won
2013 – 7,46 tỷ won
2014 – 7,46 tỷ won
2015 – 9,89 tỷ won
2016 – 11,0 tỷ won
2017 – 10,8 tỷ won
2018 – 14,5 tỷ won
2019 – 15,1 tỷ won
2020 – 12,9 tỷ won
2021 – 24,1 tỷ won
2022 – 25,5 tỷ won
61. Làm thế nào để có thể biện minh cho Like Planning đây?
62. Theo Lee Soo Man, đó chính là Công nghệ Văn hóa. Tóm lại, cái giá phải trả chính là cho bí quyết độc quyền của Lee Soo Man.
63. Tất cả tài sản trí tuệ của SM Entertainment đều được tạo ra bằng công nghệ văn hóa của Lee Soo Man, vì vậy họ phải trả tiền cho Lee Soo Man, đúng chưa?
64. Lee Soo Man tự nhận mình là cội nguồn của tất cả các nghệ sĩ trực thuộc SM Entertainment. Do đó, 6% tổng doanh thu của SM Entertainment đã được lấy đi dưới chiêu bài chi phí cấp phép bản quyền.
65. Ngày 28/3/2022, Lee Sung Soo xuất hiện trên SamproTV. Hãy quay lại thời điểm đó, 1 năm trước.
66. “Tại sao 6% doanh thu của SM Entertainment lại được chuyển cho Like Planning?” — SamproTV
67. “SM Entertainment là công ty tự sáng tạo, thương mại hóa và mở rộng các sản phẩm bản quyền trí tuệ cốt lõi của chính mình. SM Entertainment tuyên bố bản thân là một quốc gia ảo vào năm 2012. Chúng tôi đã kinh doanh theo cách nhìn về tương lai 10 năm tới. Đây là cơ sở cho các hoạt động sản xuất của SM. Lee Soo Man, giám đốc sản xuất, là người duy nhất có thể làm được điều này.” — theo Lee Sung Soo
68. “Có sự độc đáo nào trong quá trình sản xuất của SM không? Điều mà chỉ Lee Soo Man mới làm được, còn Park Jin Young hay Bang Si Hyuk thì không thể?” — SamproTV
69. “Tất cả các đầu bếp có nên được trả lương như nhau không? Điều đó không thể xảy ra. Người dẫn đầu đó phải có khả năng đọc lời bài hát, chỉ một từ duy nhất, và thấy được tương lai của chính sản phẩm trí tuệ đó, tất cả mọi thứ. SM cần những con mắt có thể hiểu hết ngành công nghiệp này để tạo ra nội dung tốt nhất. Chúng tôi đã luôn làm điều đó trong suốt 30 năm qua.” — Lee Sung Soo
70. “Đây có phải là trường hợp thường xuyên bắt gặp ở nước ngoài?” — SamproTV
71. “Chúng ta không phải là một nước cộng sản, đúng không? Chúng ta đang sống ở quốc gia nơi các hợp đồng miễn phí là hợp pháp. Hợp đồng đã được xem xét bởi một ban cố vấn bên ngoài và họ quyết định tỷ lệ thích hợp chính là 6%. Tôi xin lỗi, nhưng chúng tôi đã làm điều này hơn 20 năm và những người mới vào ngành không làm như vậy nên chúng tôi phải thay đổi chăng? Tôi không chắc về điều đó.” — Lee Sung Soo
72. Đồng CEO Lee Sung Soo muốn chia sẻ thêm một chi tiết nữa.
73. “Một công ty muốn kinh doanh giải trí toàn cầu. Bạn cần ai? Bạn có muốn tuyển dụng Lee Soo Man không? Bạn sẽ phải trả cho Lee Soo Man 6% doanh thu để tuyển dụng được ông ấy. Tôi nghĩ rằng nếu là tôi, tôi sẽ có thể ký thỏa thuận đó.” — Lee Sung Soo
74. SM Entertainment đã đưa số tiền khổng lồ cho Lee Soo Man bằng cách sử dụng loại logic như thế này.
75. Nhưng logic của SM có gì sai?
76. Giữa năm 2002-2004, SM bị thâm hụt tài chính. Đặc biệt, vào năm 2004, thậm chí lợi nhuận hoạt động của họ ở mức âm 588 triệu won.
77. Tuy nhiên vào năm 2004, Like Planning đã nhận được 1,87 tỷ won phí dịch vụ. Nếu số tiền này không được trả cho Like Planning, SM sẽ có lợi nhuận hoạt động là 1,20 tỷ won.
78. Lợi nhuận hoạt động của SM đã dương trở lại vào năm 2005. Tháng 3/2005, giá cổ phiếu tăng vọt từ khoảng 2,000 won lên 17,000 won/cổ phiếu.
79. Nhưng sau đó lại đã giảm mạnh. Trong các năm 2006, 2007 và 2008, SM Entertainment một lần nữa thua lỗ về mặt lợi nhuận hoạt động lẫn tổng thể nói chung.
80. Đặc biệt, theo quan điểm của các cổ đông, năm 2008 có vẻ đặc biệt không công bằng.
81. Năm 2008, thâm hụt hoạt động của SM là 1,69 tỷ won, nhưng công ty lại trả cho Like Planning 2,02 tỷ won.
82. Điều gì sẽ xảy ra nếu không phải trả phí dịch vụ cho Lee Soo Man? Công ty sẽ thu được lợi nhuận 326 triệu won trong năm đó.
83. Vào tháng 10/2008, cổ phiếu của SM Entertainment giảm xuống còn 833 won. Có ai bị thuyết phục bởi lập luận rằng không phải tất cả các đầu bếp đều được trả lương như nhau không?
84. Sơ suất trong sáng tạo của Lee Soo Man cũng bị lộ rõ qua SM Enterprise.
85. Bản thân SM Entertainment là công ty quản lý. Tuy nhiên, khi Lee Soo Man niêm yết công ty vào năm 2000, ông ta còn đang điều hành một công ty dịch vụ quản lý riêng có tên SM Enterprise.
86. Các ca sĩ mà SM Enterprise quản lý bao gồm H.O.T., S.E.S., Shinhwa, Fly to the Sky, BoA,…
87. SM đã trả 20% doanh số bán album cho SM Enterprise dưới danh nghĩa chi phí dịch vụ quản lý.
88. Tổng số tiền trả cho SM Enterprise là 5,96 tỷ won trong 3 năm: năm 2000 2,78 tỷ won, năm 2001 2,13 tỷ won và năm 2002 994 triệu won.
89. Lee Soo Man sáp nhập SM Entertainment và SM Enterprise vào năm 2002. Vào thời điểm đó, không còn khoản tiền nào phải chi trả cho SM Enterprise.
90. Lòng tham của Lee Soo Man bắt đầu vươn lên tầm cỡ thế giới. Ông ta thành lập công ty ở nước ngoài và phát triển Like Planning mùa 2.
91. Năm 2019, Lee Soo Man thành lập CT Planning Limited tại Hồng Kông.
92. CT Planning Limited chính là logic và phản biện của Lee Soo Man. Một công ty giúp 6% doanh số bán hàng có thể được khấu trừ từ nước ngoài và đương nhiên một cách logic, 6% doanh số bán hàng cũng có thể được thanh minh là hợp pháp ở Hàn Quốc.
93. SM Entertainment đã ra mắt SuperM trên toàn cầu vào năm 2019 với sự hợp tác của Capitol Music. Vào năm 2022, aespa đã được giới thiệu đến thị trường Mỹ cùng với Warner Records.
94. Lee Soo Man được biết là đã yêu cầu cả hai công ty chi trả 6% doanh thu dưới chiêu bài phí sản xuất.
95. Theo Lee Sung Soo, chi phí cấp phép bản quyền 6% doanh thu này đã được gửi đến công ty nước ngoài của Lee Soo Man, CT Planning Limited. Đây là hành vi trốn thuế.
96. Vậy SM Entertainment là kẻ chủ mưu hay người ngoài cuộc? Trở lại với chương trình SamproTV năm nào.
97. “Lee Soo Man có nhận được 6% doanh thu của mình ở đâu khác ngoài SM không?” — SamproTV
98. “Tất nhiên là có rồi. Chúng tôi đã phát hành album của SuperM với sự cộng tác của hãng thu âm Capitol Records, từng chịu trách nhiệm cho các sản phẩm âm nhạc của The Beatles. Họ cũng trả 6% tiền bản quyền cho Lee Soo Man.” — Lee Sung Soo
99. Điều thứ 99 không tồn tại một cách bí ẩn trên bài báo của Dispatch.
100. Show me the Money – Đưa Tiền đây nào.
101. Lee Soo Man đã rút bao nhiêu tiền từ ví của SM Entertainment?
102. Số cổ phiếu còn lại của ông ta, 868.948 cổ phiếu, tính theo giá đóng cửa ngày 16/2 là 132.000 won, có tổng giá trị là 115 tỷ won. Lee Soo Man đã nhận được 173 tỷ won từ Like Planning và 5,90 tỷ won từ SM Enterprise.
103. Lee Soo Man đã nhận 744 tỷ won từ SM Entertainment trong khoảng thời gian 23 năm.
104. Lee Soo Man càng già càng tham, Có phải do SM đang thao túng tâm lý?
105. “Chi phí cấp phép bản quyền làm giảm tỷ suất lợi nhuận? Điều đó đúng khi nói đến những con số. Nhưng nếu bạn nghĩ như thế này thì sao. Ông ấy đã làm công việc sản xuất được hơn 30 năm kể từ năm 1995. H.O.T., Shinhwa, S.E.S., TVXQ, f(x), và gần đây là aespa và GOT the Beat, hơn 90% ý tưởng của ông ấy đã thành công. Đây là điều chưa từng có trên thế giới này. Có một nhà sản xuất như vậy tồn tại trên đời sao? Đúng. Nhà sản xuất đó chính là Lee Soo Man. Bằng cách trả 6% doanh thu, tỷ suất lợi nhuận có thể giảm. Nhưng công ty đang tạo ra một miếng bánh lớn hơn. Chúng tôi có thể chấp nhận trả tiền cho điều đó.” — Lee Sung Soo
106. Một chiếc bánh thậm chí còn lớn hơn của SM? Miệng của ai đang ăn chiếc bánh đó?
107. Lee Soo Man đã mở miệng. Và các Giám đốc Điều hành trong quá khứ và cả hiện tại của SM Entertainment đã tự tay đút miếng bánh vào miệng Lee Soo Man.
108. Vào thời điểm đó, Lee Soo Man không biết rằng số tiền này sẽ được trả lại cho các cổ đông.
109. Lee Soo Man không bị đâm sau lưng bởi cháu trai của mình, Lee Sung Soo. Lòng tham của Lee Soo Man đã nuôi dưỡng sự tức giận của Lee Sung Soo.
110. Ban quản lý hiện tại của SM Entertainment không cần phải buồn như thể họ chỉ vừa mới vỡ lẽ ra chuyện gì đã xảy ra ngày hôm qua.
111. Chỉ 1 năm trước, họ còn đang đóng vai trò là đại diện của Lee Soo Man chứ không phải CEO kia mà.
112. “Lee Soo Man sắp giải nghệ? Tôi không biết liệu mình có thể tìm được một người nào khác như ông ấy không. Đó là nỗi lo lớn nhất của tôi.” — Lee Sung Soo
113. Năm 2021, doanh thu của SM là 41,7 tỷ won và lợi nhuận hoạt động là 74,0 tỷ won. Phí bản quyền trả cho Lee Soo Man là 24,1 tỷ won.
114. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động của SM là khoảng 17% trên tổng doanh thu. Nếu 24,1 tỷ won không bị rút ra, tỷ lệ lợi nhuận hoạt động sẽ tăng đáng kể – lên đến 23%.
115. Năm 2022, SM Entertainment đã trả 6 tỷ won cho 4 Giám đốc Điều hành được đăng ký. Lee Sung Soo và đồng giám đốc điều hành Tak Young Joon mỗi người nhận được 1,8 tỷ won.
116. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động của SM thấp nhất trong 3 ông lớn SM, JYP và YG. Tuy nhiên, khoản thanh toán cho các giám đốc của công ty là cao nhất. Trớ trêu thay.
117. Nếu công ty đặt lợi ích của cổ đông lên hàng đầu thì sao? Chỉ số P/E (hệ số giá trên lợi nhuận một cổ phiếu, tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu và tỉ suất lợi nhuận trên cổ phần) của SM sẽ cao hơn ít nhất là 25 lần so với hiện tại.
118. Lee Soo Man không còn ở SM Entertainment nữa. Việc phơi bày các hành động Lee Soo Man đã làm đáng được hoan nghênh, nhưng phần tự kiểm điểm nhìn lại của ban quản lý công ty cũng đáng mong đợi không kém.