Review sách Pachinko – 1 Bài học về sự tha thứ

REVIEW SÁCH PACHINKO - 1 Bài học về sự tha thứ

lười đọc thì Click vào đây

Truyện dày PACHINKO có 589 trang của nhà Phanbook. Được xuất bản năm 2017 được The New York Times bình chọn, được chuyển thể thành phim, trở thành tác phẩm kinh điển về thân phận con người. Làm mình nhớ quyển từng đọc là Phật ở tầng áp mái nói về phụ nữ Nhật di cư sang Mỹ cũng cảm động lắm.

pointing down 2
sach truyen tuiriviu

Review sách Pachinko

Cảm nhận truyện là tâm lý xã hội, không quá bi thương, mạch truyện ngắn, ngôn ngữ nhẹ mạnh dạng nói dưới góc độ người xem xen kẽ các đoạn tự sự phản ánh tâm lý tư tưởng, triết lý, tâm tư của nhân vật.

Truyện dài nhưng dễ đọc gồm các câu truyện ngắn về cuộc đời của nhân vật chính phụ được viết từ người Hàn ở nước ngoài, ở Nhật, ở Hoa Kỳ, ở Châu Âu. . vv. . thậm chí có cả người Nhật hoàn cảnh qua từng thế hệ khắc hoạ sinh động thân phận con người, những người xa xứ một mình mưu sinh chật vật kiếm tiền trong môi trường lao động không thuận tiện. Nhưng con người vẫn rất dũng cảm đối diện với sóng gió cuộc đời, phản ánh tinh thần cần cù, yêu thương lao động của người dân, vẫn duy trì được bản tính thật thà lương thiện qua mọi hoàn cảnh.

Tham khảo mua sách tại đây

[products ids=”16764, 15232,15227, 14639, ” orderby=”title” columns=”4″ order=”ASC”]

Tập trung ca ngợi hình tượng phụ nữ cần cù, chịu khó, tự lập kiên cường, biết hi sinh vì gia đình, biết thương yêu chia sẻ và nghị lực phi thường trong bất cứ hoàn cảnh nào của xã hội, qua đó toát lên vẻ đẹp bình dị mà rực rỡ long lanh cuốn hút người đọc.

Truyện đem tới nhiều bài học triết lý và suy nghĩ trong cuộc sống và xã hội, về tình yêu, tình gia đình, hàng xóm và bạn bè, về việc tương trợ giúp đỡ nhau khi có hoạn nạn, về tình người trong và ngoài cộng đồng, về bản chất con người, về hạnh phúc và tình yêu, về giáo dục và công việc, về đức hi sinh của bố mẹ đối với con cái. . vv. . Bộ truyện rất hay, đáng đọc và chiêm nghiệm.

Tóm tắt nội dung sách Pachinko

Review nội dung PACHINKO

Tựa truyện là tên một trò chơi của quán bar thường được biết là quán Pachinko, người tham gia xếp hàng trước bàn máy và điều kiển trái bi sắt khi về điểm đích sẽ nhận phần thưởng là tiền mặt, giống với những chiếc máy ở LA trước đó. Tựa truyện mang hàm ý là thân phận của người Hàn ở nơi xứ người bị kì thị không kiếm thấy việc làm nên phải đi làm thuê ở các nơi bị xã hội kỳ thị.

Là câu truyện của 4 thế hệ người Hàn đến Nhật sống sau chiến tranh trong bối cảnh khoảng năm 1910 đến 1989, người vợ Sunja là một cô gái nông thôn ở làng quê ven biển đã kết hôn rồi có một cậu con trai với một thương nhân quyền lực đã có gia đình ở Nhật.

Với bản tính chân chất, Sunja từ chối lời mời của Hansu sống cuộc đời tiện nghi thoải mái. Sợ rằng định kiến xã hội còn khắc nghiệt lúc ấy với phụ nữ không chồng mà lại có thai với người khách trọ là một mục sư Tin lành thông thái Isak đã sắp xếp với đứa trẻ một gia đình. Hai vợ chồng chuyển qua Nhật sống cùng anh trai Yoseb và chị dâu Kyunghee đầm ấm vui vẻ trong ngôi nhà gỗ ở khu ổ chuột tên là Ikaino.

pointing down 2
sach truyen tuiriviu

Cuộc sống ở Nhật vất vả, khó khăn mãi mới kiếm được, lương tháng cũng chưa bằng phân nửa mà tiền thuế của người nước ngoài còn đóng cao hơn nữa nên cuộc sống gia đình tuy vất vả vẫn hạnh phúc với 2 cậu con trai xinh xắn Noa và Mozasu (tên bố gọi theo truyền thuyết trong kinh thánh)

Chẳng bao lâu Isak bị bắt giữ vì các nghi lễ tôn giáo không theo truyền thống của Nhật hoàng thời ấy, anh qua đời do bệnh lao nên kinh tế gia đình ngày càng kiệt quệ. Không nuôi con được, 2 chị em dâu nương nhờ vào nhau và nỗ lực hết sức kiếm đồ ăn bán ở nhà ga cạnh nhà với hy vọng có thêm một cửa hàng nhỏ.

“…một con người phải học tha thứ – phải biết điều gì là quan trọng, rằng sống mà không có tha thứ thì chẳng khác gì một xác chết còn thở và cử động.” (trang 387)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang