Năm 1972, các nhà khảo cổ đã tìm ra một ngôi cổ ở vùng Nội Mông. Trong quá trình khai quật, họ đã tìm thấy một thi thể nữ, trên người khoác một chiếc long bào. Điều kỳ lạ là nó vẫn chưa bị phân hủy hoàn toàn.
Trong thời phong kiến, long bào là y phục tượng trưng cho quyền lực, không ai được phép mặc trừ hoàng đế. Trong lịch sử Trung Quốc chỉ có Võ Tắc Thiên được công nhận là nữ hoàng đế duy nhất. Vậy thì sao thi thể này lại được đặc cách như vậy?
Theo nghiên cứu, đây là Vinh Hiến công chúa, con gái thứ 4 của vua Khang Hi. Mẹ ruột của bà là Vinh phi, một trong những phi tần đầu tiên của hoàng đế Khang Hy,
Theo truyền thống nhà Thanh, các công chúa sẽ liên hôn với các hoàng tử Mông Cổ khi đến tuổi. Tuy nhiên vì quá yêu thương công chúa, đến tận 19 tuổi, Khang Hy mới gả con gái cho Ô Nhĩ Cổn. Sở dĩ ông chọn Ô Nhĩ Cổn làm con rể cũng một phần nghĩ đến hạnh phúc của Vinh Hiến. Ô Nhĩ Cổn tướng mạo anh tuấn, khí chất bất phàm, hơn nữa còn có chiến công xuất sắc, vô cùng xứng đôi với công chúa.
Một số ghi chép cho biết, vua Khang Hy từng đến Mông Cổ vài lần để thăm con gái, một điều mà không phải công chúa nào cũng có được. Vinh Hiến đặc biệt xây dựng một hành cung cho cha, đây là hành cung duy nhất ở biên cương phía Bắc Trung Quốc.
Sau khi Ô Nhĩ Cồn qua đời, Vinh Hiến công chúa sống thêm 7 năm rồi cũng đi theo chồng. Lăng mộ của bà được xây dựng vô cùng xa hoa. Tuy nhiên điều bất ngờ là hoàng đế Khang Hy đã ban cho bà một bộ long bào, đủ để thấy sự sủng ái của ông dành cho người con gái này. Vì thế sau khi qua đời, bà được mặc long bào để an táng.
Nguồn: Ký Giả Trung Hoa