Càn Long có tên thật là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, con trai thứ 4 của hoàng đế Ung Chính. Mẹ của Hoằng Lịch, ban đầu cũng không được lập làm hoàng hậu. Vậy, vì sao người được chọn kế vị lại là ông?
Nguyên nhân của vấn đề này đến từ hoàng đế Khang Hy. Ngay từ khi còn nhỏ, Càn Long đã là đứa cháu nội được Khang Hy yêu quý nhất. Thanh sử chép, từ nhỏ, Hoằng Lịch tư chất thông minh hơn người, học đâu nhớ đó.
Năm Khang Hy thứ 60, khi nghe tin cháu nội Hoằng Lịch rất lanh lợi liền cho người triệu đến. Khi đó, Hoằng Lịch mới 10 tuổi nhưng đối đáp trôi chảy khiến Khang Hy vô cùng hài lòng.
Khang Hy sau đó cho phép đứa cháu này vào nội cung học tập, lại thường xuyên cho đi theo để đích thân dạy bảo. Vì yêu quý đứa cháu nội, nên Khang Hy cũng tỏ ra rất sủng ái Ung Chính, cha của Hoằng Lịch.
Nhờ cảm tình Khang Hy dành cho Hoằng Lịch, mà Ung Chính cũng được “thơm lây”, thuận lợi lên làm Hoàng đế sau sự kiện “cửu tử đoạt đích”.
Năm 1772, Khang Hy qua đời, Ung Chính được lên ngôi. Người con lớn của ông là Hoằng Thời không những kém cỏi mà chỉ thích ăn chơi, hưởng lạc. Vì vậy, Ung Chính quyết định bỏ Hoằng Thời mà lập Hoằng Lịch làm người kế vị.
Hoằng Lịch cũng hiểu được rằng, bản thân lại được lên ngôi là dựa vào phúc phần của ông nội Khang Hy. Vì thế, trong suốt cuộc đời làm hoàng đế, ông luôn dành một sự tôn trọng đặc biệt cho Khang Hy.
Nguồn: Ký Giả Trung Hoa