Hiếm có vị vua nào có một cuộc đời long đong, lận đận như Phổ Nghi: Lên ngôi, bị buộc thoái vị, rồi lại kẻ thù đưa lên ngôi, bị lưu đày rồi phải ngồi tù.
Năm 1912, Trung Hoa Dân quốc thành lập nên vua Phổ Nghi bị buộc thoái vị. Tuy nhiên này vẫn nhận được một số ưu đãi như không phải bỏ đế hiệu và tiếp tục được ở trong Tử Cấm Thanh. 5 năm sau, Phổ Nghi một lần nữa được ngồi lên ngai vàng, nhưng chỉ 12 ngày lại thoái vị.
Cuối cùng, ông đã nương nhờ quân đội Nhật Bản và trở thành người đứng đầu “Mãn Châu quốc”. Tuy nhiên đến 1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng, Phổ Nghi mất chỗ dựa nên tìm cách bỏ trốn. Nhưng nhanh chóng bị Liên Xô bắt giữ và tống vào nhà tù ở Siberia. Trong cuốn hồi lý của mình, Phổ Nghi dành hẳn một chương để kể về quãng thời gian 5 năm bị giam cầm này.
Khác với trong tưởng tượng của nhiều người, Phổ Nghi vẫn nhận được sự đối xử đặc biệt. Ông có người phục vụ chăm sóc từ bữa ăn cho đến kiểm tra sức khỏe, được Liên Xô bố trí cho máy radio, được ra ngoài đi dạo… Theo đó, mặc dù cuộc sống không được xa hoa khi còn làm hoàng đế, nhưng lại nhàn hạ và thảnh thơi hơn với tư cách là một tù nhân. Một điều ông không thích ở đây là các tù nhân khác vẫn thường gọi ông là “sư phụ Phổ” thay vì “Hoàng thượng” hay “Hoàng đế”.
Sau những năm tháng làm tù binh, Phổ Nghi được trao trả về Trung Quốc. Tại đây, ông giống như những người bình thường khác, tìm một công việc để trang trải cho cuộc sống. Năm 1967, Phổ Nghi qua đời vì bệnh tim, thọ 61 tuổi.
Nguồn: Ký Giả Trung Hoa