Cúng ông Táo ông Công 23 tháng chạp sao cho đúng?

cúng ông táo

Mỗi năm, sau rằm tháng Chạp, mọi người sẽ bắt đầu chuẩn bị cúng ông Công, ông Táo 1 tuần sau đó, tức ngày 23 tháng Chạp. Ngoài việc mua những đồ cúng thông thường như giấy tiền vàng mã, việc cúng ông Táo cần chuẩn bị rất nhiều thứ mà có lẽ bạn chưa biết. Hơn nữa, bạn có biết, ngoài ông Táo, ông Công là Thổ Công và Thổ Địa còn 1 vị thần nữa là Thổ Kỳ không.

Đầu tiên chúng ta nên tìm hiểu về nguồn gốc của những vị thần linh. Thần Táo quân trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của Lão giáo Trung Quốc, nhưng được Việt hóa thành sự tích “2 ông 1 bà” – vị thần Đất (Thổ Địa), vị thần Nhà (Thổ Công), vị thần Bếp núc (Thổ Kỳ), và người dân vẫn quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.

Về sự tích Táo quân, có nhiều truyền thuyết được dân gian truyền lại, trong đó, phổ biến nhất là truyện thường được kể dưới nhan đề sự tích ông đầu rau hay sự tích vua Bếp với rất nhiều dị bản.

Ý nghĩa tục cúng ông Công ông Táo

Thần Táo quân là vị thần quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, ngoài ra còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy, phong tục cúng ông Công ông Táo mang ý nghĩa cầu mong cho sự ấm no, đầy đủ, sau đó mới đến ý nghĩa thờ thần Bếp chuyên cai quản việc bếp núc. Ông Táo về trời sẽ tâu với Ngọc hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới.

Cá chép là phương tiện để ông Táo cưỡi về trời. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao thả. Việc thả cá chép có ngụ ý “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”. Cá chép mang ý nghĩa biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.

Trong phong tục cúng ngày ông Công ông Táo, lễ vật cúng gồm: mũ ông Công ba chiếc (hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Chiếc mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn; mũ dành cho Táo bà thì không có cánh chuồn Những mũ này có gương nhỏ hình tròn và những dây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Mâm cơm cúng đầy đủ. Cá chép sống. Hia ông Táo. Một ít vàng mã tượng trưng. 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen, 3 chén rượu, 1 quả bưởi, 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa cúc. Tùy theo từng gia cảnh, ngoài các lễ vật chính kể trên, người ta hoặc làm mâm cỗ mặn (với xôi gà, chân giò luộc, các món nấu nấm, măng…) hay lễ chay (với trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc…) để tiễn Táo quân.

Quy trình cúng ông Công ông Táo: Đồ cúng phải đặt trong bếp và khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

Những đồ vàng mã như mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp.

Trong 1 vài năm trước đây, từng xảy ra tình trạng đồ cúng lễ bị cháy hàng, cung không đủ cầu, khiến giá cả leo thang chóng mặt. Nhưng năm nay, dường như mọi thứ đều sung túc, dồi dào, không có tình trạng khan hàng, sốt giá, giá cả chỉ tăng nhẹ, không quá cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang